10 phẩm chất của những người thông minh cảm xúc để ta học hỏi.
Sau đây là 10 phẩm chất của những người thông minh cảm xúc:
Chú ý là, không có một phẩm chất nào được gọi là ‘tiêu chuẩn’ trong trí tuệ cảm xúc. Nên 10 phẩm chất sau chỉ mang tính chất tham khảo thôi. Đọc, chọn lọc, và thử ứng dụng vào đời sống của bạn nhé!
Phẩm chất 1: Thành thật
Phẩm chất 2: Ý thức rõ tác hại của những lời độc thoại tiêu cực
Phẩm chất 3: Ý thức sự cần thiết của tập thể dục
Phẩm chất 4: Hiểu bản thân
Phẩm chất 5: Tôn trọng
Sổ bài tập EI 7 ngày thực hành trí thông minh cảm xúc, nuôi dưỡng phẩm chất
Xem thêm: 4 điểm cốt lõi trong trí tuệ cảm xúc
Xem thêm: Học trí tuệ cảm xúc là học cái gì?Nên bắt đầu thực hành từ đâu?
1- Thành thật
Thành thật là chương sách thứ nhất của cuốn sách trí tuệ.
Thomas Jefferson
Thành thật là một phẩm chất đẹp của người có thông minh cảm xúc. Đây cũng là đức tính cần được nuôi dưỡng khi thực tập nhận diện cảm xúc.
Bài viết này tác giả xin phép đề cập về ‘thành thật với chính mình’. Nghĩa là:
khi nhận biết một phản ứng cảm xúc bên trong, thì chấp nhận và thừa nhận sự có mặt của bạn í
khi thấy rõ một nguyên nhân của cảm xúc, thì ghi nhận lý do ấy. Mình có thể nói, “À ra vậy. hìhì.”
chấp nhận những điểm đẹp và chưa đẹp của mình
Bạn thấy cái gì thì cứ ghi nhận nó như thế. Bạn có thể ghi lại những dòng cảm xúc và suy tư của mình ra một cuốn sổ.
Chú ý: Quan sát, thừa nhận và nên hạn chế sự phán xét về biểu hiện cảm xúc và nguyên nhân của nó
Xem thêm: 10 điểm cần journaling huấn luyện khả năng nhận diện cảm xúc
2 – Ý thức rõ tác hại của những lời độc thoại thiếu tích cực
Hãy dùng hành động để thay thế những lời độc thoại tiêu cực và sự nghi ngờ về bản thân.
Bạn sẽ làm gì trước tiên để thúc đẩy bạn tiến về phía trước vậy?
Jackie Cantoni
Một phẩm chất đẹp khác củanhững người thông minh cảm xúc là họ ý thức rất rõ tác hại của những lời độc thoại tiêu cực lên cảm xúc của mình.
Một thử nghiệm để 2 cái cây ban đầu xanh tốt, điều kiện chăm sóc như nhau, một cây nghe lời yêu thương, và cây còn lại nghe mắng chửi mỗi ngày. Sau thời gian, cây bị nghe những lời không đẹp héo dần, trong khi cây kia tốt khỏe. Bạn thấy đấy, lời nói còn ảnh hưởng đến cây cối huống chi là con người.
Những lời độc thoại nội dung thiếu tích cực, thiếu tình thương và động viên cũng tác động đến cảm xúc của mình. Ví dụ, ‘Chắc người ta không đánh giá cao ý tưởng dự án của mình so với dự án khác nên họ sẽ không tài trợ chi phí cho mình đâu.’ Thôi, cố gắng ít thôi. Cảm xúc: chán nản, bất lực, thiếu kiên trì và nỗ lực.
Lời độc thoại tiêu cực có thể xuất phát từ niềm tin sai lầm về một điều hay một người nào đó. Cũng có thể do mình thiếu thông tin và hiểu sai. Hoặc nó là một thói quen tô vẽ câu chuyện một cách chủ quan dựa trên sự việc. Hoặc do mình có trải nghiệm không vui với người đó. Hoặc do thói quen hay kẹt vào một khuôn mẫu lý thuyết, v.v.
Cho nên hãy để ý đến những chit-chat thiếu tích cực diễn ra trong đầu nhé! Người khổ trước tiên luôn là mình!
3 – Ý thức sự cần thiết của tập thể dục
Tập thể dục để sống vui và lành mạnh, không chỉ để giảm cân.
Khuyết danh
Khi trò chuyện với những người thông minh cảm xúc, tác giả cảm nhận họ tỏa ra năng lượng rất tích cực và cuốn hút. Và bí quyết của họ là thái độ chăm sóc sức khỏe một cách nghiêm túc. Họ xây dựng thói quen tập thể dục đều đặn.
Thể chất có tác động đến những phản ứng cảm xúc, và ngược lại. Ví dụ, khi cơ thể uể oải, mệt mỏi hay đau nhức, mình dễ cáu gắt. Nếu thường lo âu, thường giấc ngủ không sâu không ngon, thậm chí mất ngủ, cơ thể dễ bị rối loạn mắc bệnh vì khả năng miễn dịch bị suy giảm.
Khi tập thể dục, cơ thể tự tiết ra hormone như dopamin, serotonin, endorphins, v.v. Những hóa chất này giúp cải thiện tâm trạng, thư giãn, và giải tỏa những căng thẳng tích tụ trong ngày.
Hiểu ra lợi ích của tập thể dục để cân bằng cảm xúc, chọn một môn thể dục thích hợp với hoàn cảnh lối sống của mình cũng quan trọng. Tác giả xin chia sẻ một số tips như sau:
Cứ thử chơi những môn bạn thích và muốn chơi
Trong khi chơi, để ý cảm giác của cơ thể khi tập động tác
Trong khi chơi, để ý cảm giác của bạn khi tương tác với bạn tập chung, với môi trường ban tập thể dục. Ví dụ, ngoài trời/trong nhà, nhộn nhịp/yên ắng.
Sau khi chơi, để ý cảm nhận của bạn. Bạn vui vẻ phấn khởi, muốn quay lại tập lần nữa HAY LÀ chán, quá sức, v.v.
Để ý quan sát như vậy sẽ giúp bạn rõ ràng hơn môn thể dục nào, môi trường nào, kiểu tập nào phù hợp với mình, cho mình niềm vui và năng lượng tích cực.
Tìm môn thể thao để chơi và duy trì nó là cả quá trình. Nên tốt nhất, hãy tránh vội vàng, thúc ép bản thân quá mức! Nếu không có thể sẽ “được” stress đè.
4 – Hiểu bản thân
Hiểu bản thân là điểm bắt đầu của mọi trí tuệ.
Aristole
Vì thành thật với chính mình, nên những người thông minh cảm xúc ngày càng hiểu biết về bản thân hơn. Kiến thức về bản thân này được trau dồi bằng sự quay về kết nối thường xuyên với phản ứng cảm xúc và suy nghĩ bên trong, bằng sự quan sát chuyên cần các lý do của cảm xúc.
Phẩm chất này là quả ngọt của quá trình tập nhận biết cảm xúc và hiểu cảm xúc trong trí tuệ cảm xúc.
Xem thêm: 4 điểm cốt lõi trong trí tuệ cảm xúc
Xem thêm: Sổ bài tập EI 7 ngày rèn luyện nhận diện cảm xúc và hiểu cảm xúc
Sau đây là một số khía cạnh của bản thân họ chia sẻ nên tìm hiểu:
Nhạy cảm với điều gì/ Điều gì kích thích cảm xúc của bạn (lời nói, kiểu người nào, hành động nào, thức ăn đồ uống, lối sống, những điểm văn hóa, thời tiết, v.v.)
Xu hướng tính cách thế nào, dựa trên sự quan sát của bạn.
Môi trường sống, làm việc nào nuôi dưỡng bạn, giúp bạn phát huy năng lực
Tính chất công việc nào nuôi dưỡng ban, giúp bạn phát huy năng lực
Điểm đẹp, điểm chưa đẹp, điểm mạnh, điểm thiếu sót
Xem thêm: Học trí tuệ cảm xúc là học cái gì? Nên bắt đầu từ đâu?
Vì có phẩm chất này, họ biết rõ:
mình đang ở đâu ?
mình cần làm gì tiếp theo?
mình sẽ làm như thế nào?
xoắn tay vào làm rồi rút kinh nghiệm cho bước tiếp theo.
5 – Tôn trọng
Sự tôn trọng lẫn nhau là nền tảng của sự hòa hợp thực sự.
Dalai Lama
Có thái độ tôn trọng bản thân và người khác là một phẩm chất đẹp mà chúng ta học hỏi từ người thông minh cảm xúc.
Họ tôn trọng giá trị của các phản ứng cảm xúc, cho dù tích cực hay tiêu cực. Họ luôn nhìn ra bài học gì từ những biểu hiện cảm xúc đó. Đặc biệt với những cảm xúc tiêu cực (vd: sợ hãi), họ nhận ra đó là cơ hội để đập vỡ các niềm tin và tư duy sai lầm, để làm mới chính mình, để hoàn chỉnh lại mình.
Vì hiểu rõ bản thân, nên họ chấp nhận những điểm đẹp và chưa đẹp, điểm mạnh và điểm khuyết, sở trường và sở đoản. Suy nghĩ hay so sánh mình với người khác bớt đi.
Phẩm chất tôn trọng bản thân thể hiện qua lựa chọn từ ngữ cũng như cách họ nói chuyện với bản thân và tự động viên. Cụ thể, họ:
Tránh chỉ trích bản thân bằng những từ ngữ tiêu cực, không mang tính khích lệ, động viên. Ví dụ, “mình thiệt ngu ngốc nên không ai thích mình.”
Độc thoại có tính xây dựng về việc họ làm để lần tới làm tốt hơn – Thái độ: luôn hướng sự chú ý vào điểm thiếu, điểm xấu. Ví dụ, “Buổi thuyết trình của mình sẽ hiệu quả hơn nếu mình điều chỉnh tông giọng cho phù hợp.”
Độc thoại có tính cỗ vũ về việc họ đã làm được – Thái độ: hướng sự chú ý vào những điểm “được” của việc đó. Ví dụ, “Báo cáo mình viết rất tốt, rõ ràng, súc tích và nêu ra những điểm chính.“
Độc thoại khen ngợi giá trị con người tính cách của họ, thay vì những việc họ làm. Ví dụ, “Mình thích năng lượng tích cực và hăng hái chủ động trong đợt viết luận văn vừa rồi. Cũng nhờ vậy mà kết quả luận văn rất tốt.“
Tương tự, phẩm chất tôn trọn người khác cũng thể hiện qua cách họ nói chuyện với người đó.
Gợi ý một bài tập nhỏ
Sau đây là một gợi ý nhỏ cho bài tập “nhận diện lời độc thoại tiêu cực”:
Viết ra MỘT lời nói về chính mình cứ lặp đi lặp lại trong đầu.
Đánh giá lời nói này tích cực hay tiêu cực, hạn chế bạn hay giúp bạn phát triển.
Thử một số bài tập trí thông minh cảm xúc trong 7 ngày qua cuốn sổ bài tập sau!
Xem thêm: 10 điểm cần journaling để rèn luyện khả năng nhận diện cảm xúc
Góc chia sẻ
Chia sẻ, thắc mắc trong phần comment bên dưới hoặc qua email.
Email: hoa@hugmystep.com
Nguồn:
- Hình ảnh: bà cháu chia sẻ cảm xúc suy nghĩ, phẩm chất của người trí thông minh cảm xúc
- Hình ảnh: https://stocksnap.io/, https://www.pexels.com/
- BrainyQuote, Goodreads
- Daniel Goldman (2005). Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ. Bantam
Cảm ơn bạn đã đọc bài!