Tóm tắt lý thuyết 2 nhóm cảm xúc cơ bản và thứ cấp để các bạn vận dụng vào nhận diện cảm xúc. Danh sách nhóm từ vựng những biểu hiện liên quan tới từng loại cảm xúc để vận dụng gọi tên cảm xúc.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ về 2 nhóm cảm xúc trong trí tuệ cảm xúc:
(1) Nhóm cảm xúc cơ bản
(2) Nhóm cảm xúc thứ cấp
Đây là một cách đơn giản mình sử dụng để hiểu nguyên nhân cảm xúc. Dĩ nhiên, trong tâm lý học, cảm xúc có thể được phân thành nhiều nhóm khác nhau, tùy theo lý thuyết và mô hình. Nên bài chia sẻ này chỉ trong phạm vi hiểu biết của tác giả.
Mục đích của bài chia sẻ này:
Ứng dụng tính chất của 2 nhóm cảm xúc để phân tích nguyên nhân cảm xúc
Mở rộng vốn từ vựng về những cảm xúc phổ biến, hỗ trợ quá trình nhận diện và gọi tên cảm xúc
Chia sẻ một số nghiên cứu & mô hình phổ biến về cảm xúc
Xem thêm:
4 điểm cốt lõi trong trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là gì? Bắt đầu thực hành từ đâu?
Ở phần thứ 2 của bài viết chia sẻ bổ sung về một số kết quả nghiên cứu khoa học phổ biến về các cảm xúc của nhóm cơ bản và nhóm thứ cấp, để các bạn tham khảo thêm.
Gọi tên cảm xúc là một cách hữu ích trong quá trình quan sát để thấy ra mình đang có cảm xúc gì, và cảm xúc đó biểu hiện, diễn biến như thế nào. Vì vậy ở phần thứ 3 của bài viết đưa ra danh sách từ vựng diễn tả các biểu hiện cảm xúc. Bạn có thể sử dụng danh sách này để hỗ trợ quá trình thực hành trí tuệ cảm xúc của bạn nhé!
1 – 2 nhóm cảm xúc trong trí tuệ cảm xúc
Theo diễn giải của TS tâm lý học David Caruso và GS Peter Salovey, có 2 nhóm cảm xúc trong trí tuệ cảm xúc 1:
NHÓM CẢM XÚC CƠ BẢN
NHÓM CẢM XÚC THỨ CẤP
2 – Nhóm cảm xúc thứ cấp
Nhóm cảm xúc thứ cấp bao gồm các cảm xúc diễn ra do yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng (như các chuẩn mực xã hội, văn hóa quan niệm vùng miền hoặc mỗi quốc độ, quy định chung của nhóm người)
Ví dụ, văn hóa châu Âu chủ trương ăn uống khép miệng, không phát ra tiếng ‘chép chép’. Ai ăn uống phát ra tiếng mọi người xung quanh sẽ để ý, và người đó dễ cảm thấy xấu hổ. Trong khi đó, húp tô mì ở Hàn Quốc trong nhà hàng là chuyện bình thường, không việc gì phải cảm thấy xấu hổ.
Nhóm cảm xúc thứ cấp cũng là những phản ứng cảm xúc lên một cảm xúc khác.
Ví dụ, cảm thấy xấu hổ vì có biểu hiện lo lắng, không làm chủ cảm xúc trước mọi người.
Cảm xúc thứ cấp được biểu hiện lên có thể bởi vì người đó áp đặt một niềm tin hoặc quan niệm sống lên một cảm xúc cụ thể.
Ví dụ, quan điểm “biểu hiện sự lo lắng buồn rầu, thiếu làm chủ cảm xúc trước đám đông” là một điểm yếu, PHẢI dẹp bỏ.
1 – Nhóm cảm xúc cơ bản
Nhóm cảm xúc cơ bản bao gồm những biểu hiện cảm xúc phổ quát, cơ bản, thông thường vì yếu tố sinh lý hoặc đặc điểm sinh tồn. Nhóm cảm xúc cơ bản không phải do yếu tố văn hóa, chuẩn bị xã hội ảnh hưởng.
Tham khảo danh sách những biểu hiện cảm xúc ở con người tại đây.
2 – Một số nghiên cứu và mô hình phổ biến về 2 nhóm cảm xúc trên
Phần này sẽ chia sẻ lượt qua một số nghiên cứu và mô hình phổ biến về 2 nhóm cảm xúc trên cũng như là các biểu hiện cảm xúc ở con người.
Các bạn có thể sử dụng để tham khảo; và/hoặc tăng vốn từ vựng tiếng Việt về cảm xúc.
1 – Nghiên cứu về nhóm cảm xúc cơ bản
Theo nghiên cứu của chuyên gia tâm lý Neel Burton, khái niệm “cảm xúc cơ bản” đã được nói đến trong cuốn sách The Book of Rites – cuốn bách khoa toàn thư của Trung Quốc vào thế kỉ I. Trong đó ghi rõ 7 cảm giác của con người: 1- vui, 2- giận, 3- buồn, 4- sợ hãi, 5- yêu, 6- thích, 7- không thích.
Theo lý thuyết Bánh xe cảm xúc của Plutchik (tựa tiếng Anh: The Wheel of Emotion) vào thế kỉ XX, có 8 cảm xúc cơ bản. Trong đó, 2 cảm xúc cơ bản trong từng cặp đối cực với nhau như sau 2:
Vui – Buồn ( Joy – Sadness)
Sợ hãi – Tức giận (Fear – Anger)
Tin tưởng – Ghê tởm ( Trust – Disgust)
Bất ngờ – Dự đoán/dự cảm (Surprise – Anticipation)
Dựa trên phương pháp mã hóa chuyển động của cơ vùng đầu liên quan đến từng loại cảm xúc, nhà tâm lý học Paul Ekman đưa ra khái niệm 6 loại cảm xúc cơ bản ở con người, bao gồm: 1- hạnh phúc, 2- nỗi buồn, 3- sợ hãi, 4- ghê tởm, 5- ngạc nhiên, 6-giận dữ 3
Nghiên cứu của đại học Glasgow năm 2014 phát hiện ra rằng những loại cảm xúc có phản hồi cơ mặt như nhau. Ví dụ, giận dữ và phẫn nộ, hoặc sợ hãi và ngạc nhiên. Theo đó, nghiên cứu đề xuất 4 biểu hiện cảm xúc cơ bản: 1- hạnh phúc, 2- nỗi buồn, 3- giận dữ, 4- sợ hãi
Theo Tomkins 4, các biểu hiện cảm xúc cơ bản của con người bao gồm: sự vui thích, phiền muộn, ngạc nhiên, sợ hãi, giận dữ, ghê tởm, xấu hổ, khinh thường.
2 – Nghiên cứu về nhóm cảm xúc thứ cấp
Theo TS Tâm lý học David Caruso và GS Peter Salovey 1, thông thường có 8 biểu hiện cảm xúc. Trong đó, nhóm cảm xúc cơ bản bao gồm: giận dữ, hạnh phúc, nỗi sợ, ngạc nhiên, và buồn khổ. Nhóm cảm xúc thứ cấp, do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa xã hội, bao gồm: ghê tởm, xấu hổ và có lỗi, lúng túng bối rối.
Dựa trên lý thuyết Bánh xe cảm xúc của Plutchik 2, những cảm xúc khác ngoài 8 cảm xúc cơ bản được hình thành vì có 2 cảm xúc cơ bản giao thoa nhau. Ví dụ, [ lạc quan = mong chờ + vui vẻ ] hoặc [ sợ hãi + tin tưởng = chấp nhận và nghe theo ].
3 – Danh sách các biểu hiện cảm xúc ở con người
Bên cạnh những những kết quả nghiên cứu về 2 nhóm cảm xúc trên trong tâm lý học, kinh điển Phật giáo cũng có chỉ dạy các biểu hiện cảm xúc ở mỗi người. Bạn có thể tham khảo thêm danh sách 51 tâm sở 5.
Sau đây là danh sách một số biểu hiện cảm xúc ở con người 1:
CẢM XÚC CƠ BẢN | BIỂU HIỆN LIÊN QUAN |
HẠNH PHÚC Thanh thản Niềm vui Ngây ngất | Hân hoan Vui mừng Hạnh phúc Cảm giác thỏa mãn Vui lòng Thích thú Cổ vũ Cảm thấy hạnh phúc cho người khác Tích cực Chia sẻ niềm vui của người khác |
CHẤP NHẬN Chấp nhận Tin tưởng Ngưỡng mộ | Ôm nhau Chào đón Tự tin Có niềm tin Thương yêu Thích Yêu Quý mến Có hứng thú |
DỰ ĐOÁN Quan tâm Dự đoán Cảnh giác | Say mê Mưu đồ Thu hút Quyến rũ Mong chờ |
NGẠC NHIÊN Sao nhãng, mất tập trung Ngạc nhiên Sửng sốt | Ngạc nhiên, tự hỏi Sốc Kinh sợ Hoang mang Mất niềm tin Si mê |
GIẬN DỮ Khó chịu, phiền toán Giận dữ Thịnh nộ | Sân Thù ghét Cáu bẩn Thất vọng Ác ý, tâm niệm xấu Căm phẫn |
KINH TỞM Chán Kinh tởm Ghét bỏ, không thích | Xỉ vả Không thích Thô thiển |
SỢ HÃI E ngại Sợ hãi Kinh hãi | Kinh sợ Lo lắng, lo âu Lo ngại Run rẩy Thận trọng, cảnh giác Tinh tế Nghi ngờ |
NỖI BUỒN Buồn rầu Buồn bã Ảm đạm | Bị từ chối Không vui Buồn rầu Đau khổ Cô đơn Buồn chán Tụt mood |
Nguồn:
[1] Caruso, D., R. – Salovey, P. 2004. The Emotional Intelligent Manager.
[2] Plutchik, R. (2001). The Nature of Emotions: Human emotions have deep evolutionary roots, a fact that may explain their complexity and provide tools for clinical practice. American Scientist, 89(4), 344-350.
[3] Ekman, P. Basic Emotions.
[4] Tomkins. Nine-affects-present-at-birth-combine-to-form-emotion-mood-and-personality
[5 ] Làng Mai. 51 tâm sở hữu pháp
[6] Psychologytoday, Verywellmind, 6seconds.org
Cảm ơn bạn đã đọc bài về 2 nhóm cảm xúc trong trí tuệ cảm xúc!