Ngẫm về điều này bạn sẽ đồng ý với tôi đây quả là điều ngớ ngẩn. Xin đừng vội nói bạn không phải là người như thế, hãy để tôi giải thích rõ ý hơn. (Richard Carlson chia sẻ bài học của ông về “Đứng núi này trông núi nọ.”)
… Các kiểu “Đứng núi này trông núi nọ”
Có rất nhiều kiểu “Đứng núi này trông núi nọ”.
Bạn đang làm việc lại ước gì mình được ở nhà.
Hôm nay là ngày giữa tuần nhưng bạn ước đang là thứ Sáu.
Bạn ước mình có công việc khác, có vị trí trách nhiệm khác và làm việc với những người khác.
Hôm nay là ngày giữa tuần nhưng bạn ước đang là thứ Sáu.
Bạn ước có ông chủ khác, nhân viên khác, một môi trường làm việc khác.
Bạn đang ước có một cuộc sống khác hơn cuộc sống này trong khi bạn vẫn đang tồn tại ở đây.
Tôi rất thích một câu nói: “Cuộc sống là những gì đang diễn ra khi ta mải lên kế hoạch.” Tôi sẽ thay đổi một chút:
Cuộc sống là những gì đang diễn ra khi ta mải ước mình có cuộc sống khác. Bạn không còn ở bên trong mà đã bước ra ngoài lề của cuộc sống.
… Lý do “đứng núi này trông núi nọ”?
Trên thực tế, không ai có thể sống hiệu quả khi tâm trí đang để ở đâu khác. Bạn không thể tập trung vào những gì thật sự quan trọng. Bạn không tìm thấy niềm vui ở bản thân và ở những gì đang làm. Nghĩ lại những giây phút vui thích nhất, đó là khi bạn hoàn toàn bị cuốn vào những gì đang diễn và dồn hết tâm trí vào những gì mình đang làm. Bạn đang đọc sách mà đầu óc nghĩ đến chuyện khác thì làm sao bạn thấy quyển sách hay?
Khi không còn hứng thú với công việc, bạn dễ dàng nói: “Tôi thích được làm gì khác. Công việc này chẳng có gì thú vị.” Vậy đâu là nguyên nhân chính? Điều gì đến trước: vì “tôi thích được làm gì khác” hay vì “công việc này chẳng có gì thú vị”?
Trong nhiều trường hợp, câu trả lời không phải là do công việc nhàm chán, bạn không thỏa mãn mà chính là do bạn đã không tập trung vào công việc. Sự sao lãng đã tước bỏ niềm vui của bạn.
… Kinh nghiệm bỏ túi
Hãy để tâm vào mọi việc mình làm.
Bạn sẽ thấy đam mê và nhiệt huyết cho công việc, thấy niềm vui và óc sáng tạo.
Dĩ nhiên tôi không nói ước mơ hay lên kế hoạch cho tương lai không phải là điều quan trọng. Tôi cũng không khuyên bạn đừng thay đổi lúc cần thay đổi. Khi có một giấc mơ, con đường dẫn đến ước mơ đó sẽ hiện ra rõ hơn.
Đừng để các ý nghĩ lo lắng và mâu thuẫn làm bạn sao lãng.
Hãy để tâm vào những gì mình làm, bạn sẽ thấy công việc thú vị hơn bao giờ hết.
(Đây là câu chuyện chia sẻ của Richard Carlson trong cuốn sách “Chỉ là chuyện nhỏ”)
… Về tác giả Richard Carlson
Richard Carlson (1961 – 2006) là một nhà tâm lý trị liệu và là tác giả của series sách thuộc thể loại self-help “Don’t sweat the small stuff“.
Ông sinh trưởng ở Mỹ, bắt đầu sự nghiệp với vai trò là nhà trị liệu tâm lý và là người điều hành một trung tâm trị liệu stress. Bố mẹ của ông là những vị sáng lập nên tổ chức từ thiện mang tên ARK Foundation để thúc đẩy hòa bình thế giới.
Nguồn:
Carlson, Richard. 1998. Chỉ là chuyện nhỏ. Phan Thanh Huyền và Phan Hồng Hà biên dịch. NXB Trẻ.
Hình ảnh: Crescent Moon Pendant by Erin Profaci/Pexcel.com, Cheerful Woman/Karolina
Video: Read with Metta channel
Đọc thêm: 10 phẩm chất học hỏi từ những người thông minh cảm xúc cao