Vì sao chúng ta thường có xu hướng khoe khoang nỗi vất vả của mình trong công việc? Ảnh hưởng của nó đến tâm lý của người đi khoe và người nghe như thế nào? Cùng nghe Richard Carlson chia sẻ góc nhìn của ông về xu hướng hành động này trong cuốn sách “Chỉ là chuyện nhỏ” nhé!
Vì sao chúng ta thường có xu hướng khoe khoang nỗi vất vả của mình trong công việc? Ảnh hưởng của nó đến tâm lý của người đi khoe và người nghe như thế nào? Cùng nghe Richard Carlson chia sẻ góc nhìn của ông về xu hướng hành động này trong cuốn sách “Chỉ là chuyện nhỏ” nhé!
Một trong những công việc chính của tôi là đi khắp nơi diễn thuyết, giúp mọi người không bị chi phối bởi những chuyện nhỏ, kiểm soát stress và sống hạnh phúc. Thông thường, trước và sau buổi nói chuyện, tôi hay được mời dự họp, ăn uống, tiệc tùng.
Bài viết liên quan:
2 cấp độ của STRESS cần biết trong quản trị stress
Tôi phải công nhận đa số những người tôi đã từng gặp gỡ đều tỏ ra giỏi giang, biết suy nghĩ và rất dễ thương.
Thế nhưng, tôi vẫn nhận thấy ở họ một xu hướng chung – đó là xu hướng thích khoe khoang về công việc.
Người ta thích kể cho người khác nghe mình bận rộn đến thế nào và làm việc chăm chỉ ra sao. Đề tài này không chỉ thoáng qua trong câu chuyện mà nó là trung tâm của của mọi chủ đề. Dường như người ta thấy vẻ vang hơn nếu mình bận đến mất ngủ, đến không còn thời gian cho cá nhân.
Người ta kể về cuộc sống mệt mỏi của mình, rằng đã nhiều tháng nay họ không có chút thời gian nào dành cho gia đình, người yêu, không hề nghỉ phép, thậm chí vô lý đến mức không có thời gian để ăn hay đi vệ sinh. Không chỉ dừng lại ở những người đi làm, dường như tất cả mọi người ai ai cũng mắc xu hướng này.
Trước khi tiếp tục, tôi phải nói rằng tôi không hề có ý phủ nhận sự vất vả của mọi người, phủ nhận sự thật công việc vốn là khó khăn bởi chính tôi cũng đang đương đầu với nó.
Vấn đề là ở chỗ: càng cố nhấn mạnh sự bận bịu của mình, bạn sẽ càng cảm thấy căng thẳng hơn mà thôi. Điều này giới hạn tầm nhìn của bạn chỉ ở góc độ tiêu cực của công việc.
Khoe khoang về công việc, về sự vất vả của mình suy cho cùng là một đề tài vô nghĩa và lãng nhách. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều cuộc nói chuyện xoay quanh đề tài này mà chưa bao giờ thấy ai tỏ ra phấn khởi khi phải nghe về sự bận bịu của người khác. Người đối thoại thường chỉ nóng lòng chờ đợi đến phiên họ kể về công việc của mình, hay hờ hững nhìn quanh. Đề tài này quả thật cũ rích bởi ai cũng đã nói về nó.
Nói một cách thẳng thắn, người khác không thích nghe bạn phàn nàn và bạn càng không thích nghe người khác phàn nàn. Bạn thích gặp ai kể bạn nghe về những điều thú vị trong cuộc sống hơn chứ, phải không?
Nói gì đi nữa, đây cũng là một thói quen không tốt.
Nếu bận, bạn càng cần rút ngắn, thậm chí cắt bỏ hoàn toàn khoảng thời gian vô bổ này.
Kể ra sẽ chỉ càng làm bạn kém sức lôi cuốn và căng thẳng hơn mà thôi.
… Về tác giả Richard Carlson
Richard Carlson (1961 – 2006) là một nhà tâm lý trị liệu và là tác giả của series sách thuộc thể loại self-help “Don’t sweat the small stuff“.
Ông sinh trưởng ở Mỹ, bắt đầu sự nghiệp với vai trò là nhà trị liệu tâm lý và là người điều hành một trung tâm trị liệu stress. Bố mẹ của ông là những vị sáng lập nên tổ chức từ thiện mang tên ARK Foundation để thúc đẩy hòa bình thế giới.
Nguồn:
Carlson, Richard. 1998. Chỉ là chuyện nhỏ. Phan Thanh Huyền và Phan Hồng Hà biên dịch. NXB Trẻ.
Video: Read with Metta channel
Hình ảnh: Sam Lion/Pexels.com
Đọc thêm:
4 điểm cốt lõi trong trí tuệ cảm xúc
Đọc vị 2 nhóm cảm xúc của chính mình
Tôi đã biết lắng nghe chưa?
SỔ BÀI TẬP NHẬN BIẾT CẢM XÚC (miễn phí): Đăng ký tên và email để tải về làm trong vòng 1 tuần