Trí tuệ cảm xúc là gì? Các học giả hành giả định nghĩa

Sưu tầm một số định nghĩa về trí tuệ cảm xúc của Peter Salovey, John Mayer, David Caruso, Steve Hein, Travis Bradberry, Jean Greaves, và Daniel Goleman.

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Sau đây là một số định nghĩa về trí tuệ cảm xúc từ quan điểm của Peter Salovey, John Mayer, David Caruso, Steve Hein, Travis Bradberry, Jean Greaves, và Daniel Goleman.

1 – Peter Salovey, John Mayer, và David Caruso
2 – Steve Hein
3 – Travis Bradberry và Jean Greaves
4 – Daniel Goleman

1 – Peter Salovey, John Mayer và David Caruso – Xây dựng lý thuyết Trí tuệ cảm xúc


Trí tuệ cảm xúc (TTCX) tiếng Anh là Emotional Intelligence (EI). GS Peter Salovey và John Mayer bắt đầu nghiên cứu TTCX vào thập niên 90. Cùng với TS David Caruso, ba ông đã phát triển lý thuyết và các mô hình về TTCX.

Ba ông định nghĩa trí tuệ cảm xúc như sau:

“… bao gồm năng lực tham gia vào việc xử lý thông tin phức tạp vi tế về cảm xúc của mình và của người khác, năng lực vận dụng thông tin đó để điều hướng suy nghĩ và hành vi.

“… cá nhân có trí tuệ cảm xúc cao sẽ chú ý, vận dụng, hiểu và làm chủ cảm xúc. Những kĩ năng này hỗ trợ khả năng thích nghi – đem lại lợi cho chính họ và người khác.”

Khái niệm này được 3 ông giải thích trong bài báo Trí tuệ cảm xúc: Năng lực mới hay đặc điểm chiết trung? đăng trên tạp chí khoa học American Psychologist năm 2008.

Lý thuyết và mô hình TTCX của 3 ông dựa trên nguyên tắc: trí tuệ cảm xúc là thuần năng lực, không có sự pha trộn với đặc điểm tính cách.

GS Mayer và Salovey cho rằng cần giữ cái nhìn khách quan về cảm xúc và mỗi loại cảm xúc đều có giá trị cho trí tuệ phát triển.

trí tuệ cảm xúc

2 – Steve Hein- Trí tuệ cảm xúc là tiềm năng bẩm sinh


Steven Hein cũng đóng góp cái hiểu của ông về đề tài này. Ông định nghĩa như sau:

“Trí tuệ cảm xúc là tiềm năng bẩm sinh để cảm nhận, vận dụng, trao đổi giao tiếp, nhận biết, ghi nhớ, mô tả, nhận định, học hỏi, quản lý, hiểu biết và giải thích các cảm xúc.”

Bốn khía cạnh của trí tuệ cảm xúc

Hein có những quan điểm về trí tuệ cảm xúc khác với Mayer và Salovey. Ông nhấn mạnh trí tuệ cảm xúc EI là tiềm năng bẩm sinh của con người có từ lúc nhỏ. Rằng tiềm năng này nằm trong mỗi đứa trẻ từ lúc sinh ra. Và tiềm năng này là để phát triển bốn khía cạnh sau của trí tuệ cảm xúc:

Sự nhạy cảm về mặt cảm xúc
Kí ức gắn với cảm xúc
Khả năng tiếp cận xử lý cảm xúc
Khả năng hiểu biết về mặt cảm xúc

Hein cho rằng con người từ lúc sinh ra đã sẵn có tiềm năng này. Tuy nhiên, nó sẽ nở hoa hay bị héo úa còn tùy thuộc vào nhiều nguyên do. Ví dụ, môi trường lành mạnh, chú trọng khuyến khích và tình thương yêu sẽ nuôi dưỡng tiềm năng này. Ngược lại với môi trường chỉ trích phê phán.

Ngoài ra, những trải nghiệm tốt và xấu từ nhỏ đến lớn cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tiềm năng này.

Trí tuệ cảm xúc vs. Chỉ số cảm xúc

GS Mayer và Salovey không giải thích rõ trí tuệ cảm xúc là một dạng tiềm năng trí tuệ hay thuộc về kĩ năng. Nhưng Hein cho rằng phân biệt rõ giữa tiềm năng và kĩ năng là cần thiết.

Xem thêm: Is intelligence potential, or is it skill and competency?

Theo ông, chỉ dùng thuật nghữ ‘trí tuệ cảm xúc’ (EI) để nói về tiềm năng bẩn sinh về cảm xúc. Còn ‘chỉ số cảm xúc’ (EQ- Emotional Quotient) nên được dùng để nói về các kĩ năng trí tuệ cảm xúc được rèn giũa, huấn luyện và đào tạo.

Ví dụ, một người dần mất đi tiềm năng trí tuệ cảm xúc vì sống trong môi trường không lành mạnh. Nhưng khi 35 tuổi, anh ta mới tập luyện để cải thiện kĩ năng năng lực làm chủ cảm xúc. Anh ta có EQ cao/thấy.

 

3 – Travis Bradberry và Jean Greaves – Ứng dụng kĩ năng


Khác với Hein, Bradberry và Greaves sử dụng xen kẽ trí tuệ cảm xúc với chỉ số cảm xúc với cùng một nghĩa.

2 chuyên gia này chú trọng phát triển những kĩ năng quản quản trị cảm xúc để thành công trong cuộc sống, cải thiện chất lượng công việc và các mối quan hệ.

Trong cuốn sách Emotional Intelligence 2.0 (XB2009), trí tuệ cảm xúc được định nghĩa như sau:

“Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận diện và hiểu các cảm xúc ở trong mình và người khác, là năng lực vận dụng khả năng nhận diện ấy để quản lý hành vi của mình và các mối quan hệ.”

“… là một thứ gì đó tồn tại trong ta nhưng không thể nhìn thấy. “

“Nó chi phối cách ta cư xử, cách xử lý các tình huống phức tạp trong xã hội, và khả năng tự quyết định nhằm đạt những kết quả như ý.”

4 – Daniel Goleman – phổ biến thuật ngữ Trí tuệ cảm xúc đến cộng đồng


‘Trí tuệ cảm xúc’ bắt đầu phổ biến đến người đọc qua cuốn sách của Daniel Goleman (XB 1995) có tự đề “Trí tuệ cảm xúc. Tại sao có thể nó quan trọng hơn IQ” (Tựa gốc: Emotional Intelligence . Why it can be matter than IQ).

Chính bài thuyết trình của Salovey và Mayer về trí tuệ cảm xúc đã truyền cảm hứng cho Goleman tìm hiểu rồi viết về chủ đề này.

Goleman giải thích trí tuệ cảm xúc như sau:

“…khả năng tự động viên chính mình và kiên trì đối mặt với tâm trạng bực bội; điều khiển kiềm chế sự bốc đồng và duy trì sự hài lòng;

… điều chỉnh tâm trạng của mình và tránh cảm giác buồn đau lo lắng bằng khả năng tư duy, lòng thấu cảm và niềm hy vọng….

Khả năng đọc cảm xúc của người khác và quản lý các mối quan hệ êm đẹp.”

Goleman dường như không phân định rõ giữa thuần trí tuệ cảm xúc và tính cách của con người. Ông viết:

“Trí tuệ cảm xúc bao gồm tính tự chủ, nhiệt huyết hăng hái, tính bền bỉ, và khả năng tự động viên.”

Hein cho rằng Goleman đã bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Theo nhiều tài liệu, sự không rõ ràng này đã khiến nhiều người hiểu không đúng về trí tuệ cảm xúc so với giải thích ban đầu trong nghiên cứu của Salovey và Mayer.

Trí tuệ cảm xúc

 


Nguồn:

Cám ơn bạn đã đọc bài!